Phát triển kinh tế số và xã hội số năm 2025

14/10/2024 15:49 Số lượt xem: 8

Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 với nhiệm vụ về kinh tế số và xã hội số.

 

 

Phát triển kinh tế số và xã hội số năm 2025

Phát triển kinh tế số và xã hội số năm 2025 (Hình từ Internet)

Phát triển kinh tế số và xã hội số năm 2025

Tại Công văn 3816/BTTTT-CĐSQG ngày 14/9/2024 hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025. Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai công tác chuyển đổi số năm 2025 với một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nhiệm vụ về kinh tế số và xã hội số, cụ thể như sau:

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp: phổ cập định danh số; thanh toán điện tử; hóa đơn điện tử; chữ ký số và chứng thực chữ ký số,... trong các ngành, lĩnh vực của đời sống, các hoạt động kinh tế - xã hội.

- Phát triển doanh nghiệp công nghệ số, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp: phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung đặc biệt tại các địa phương có nguồn nhân lực công nghệ thông tin tốt, hạ tầng năng lượng xanh, tái tạo và có điều kiện giao thông, du lịch thuận tiện; hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.

- Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực thương mại điện tử: Chuyển đổi mô hình hoạt động của các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống; các làng nghề thủ công mỹ nghệ dựa trên công nghệ số và dữ liệu số; hình thành liên kết, chuỗi cung ứng số hoá toàn trình từ khâu phân phối hàng hoá, quản lý kho hàng đến quản trị kinh doanh, thương mại trên các kênh số; Đẩy mạnh công tác quản lý thuế, tiếp tục cung cấp các dịch vụ thuế điện tử hỗ trợ việc kê khai, nộp thuế theo phương thức điện tử, triển khai các giải pháp về hóa đơn điện tử đối với hoạt động thương mại điện tử, livestream bán hàng trên các nền tảng công nghệ số; Xây dựng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, livestream bán hàng; đẩy mạnh áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro về thuế; Triển khai triệt để giải pháp hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với dịch vụ ăn uống, chống thất thu thuế, thất thu ngân sách; Ưu tiên phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.

- Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp: Phát triển kinh tế số lĩnh vực nông nghiệp chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế; Triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản mang lại năng suất và giá trị kinh tế cao; Tăng cường kết nối ứng dụng công nghệ số giữa các hợp tác xã với vùng trồng nông nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến và các kênh số tiêu thụ nông sản hình thành chuỗi sản xuất nông nghiệp số toàn trình từ khâu sản xuất đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm; Hình thành chuỗi cung ứng nông nghiệp và truy xuất nguồn gốc nông sản toàn trình từ lúc nuôi trồng cho đến khi tới tay người tiêu dùng; Tổ chức thực hiện việc xây dựng các bộ dữ liệu ngành nông nghiệp và các kịch bản sử dụng dữ liệu.

- Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực văn hóa, du lịch: Phát triển kinh tế số du lịch theo hướng ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa hoạt động quản trị, vận hành, khai thác, kinh doanh của các cơ sở lưu trú, các danh lam thắng cảnh, các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí, các khu bảo tồn di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; Thông qua một nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch dùng chung, giải quyết các bài toán quản trị và kinh doanh du lịch của địa phương và ở tầm quốc gia, mỗi địa phương có số liệu thống kê chính xác, theo thời gian thực về số lượng khách du lịch đến và lưu trú trên địa bàn tỉnh mình; Tổ chức thực hiện việc thu thập, số hóa, hình thành kho dữ liệu và thư viện số cho văn hóa, nghệ thuật của dân tộc, các di sản văn hóa, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt...; Xây dựng kho dữ liệu lớn và các kịch bản sử dụng dữ liệu về khách du lịch, hành vi tiêu dùng của khách du lịch; dữ liệu lớn về các chương trình du lịch, tua du lịch, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ việc khai thác sử dụng chung để phát triển du lịch.

- Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực logistics: Phát triển kinh tế số lĩnh vực logistics theo hướng ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu chi phí logistics toàn trình, xuyên suốt toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển, cửa khẩu, kho - bãi - cảng tới tận tay người tiêu dùng và ngược lại; Mở rộng dịch vụ thu phí, giá và tiền dịch vụ khác liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện đường bộ thông qua tài khoản giao thông để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giao thông vận tải.

- Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, chế tạo: Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng ứng dụng nền tảng số công nghệ tiên tiến, hiện đại để thực hiện chuyển đổi các nhà máy trở thành các nhà máy thông minh, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm thiểu phát thải ra môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển xanh trên thế giới; Triển khai thí điểm mô hình nhà máy thông minh tại một số nhà máy sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo mà Việt Nam có lợi thế như: dệt may, chế biến nông sản; tự động hóa các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu kiểm tra nguyên vật liệu, chế biến, sản xuất, lắp ráp cho tới khâu kiểm soát chất lượng, đóng gói.

- Phát triển kinh tế số gắn liền tài chính, ngân hàng: Ứng dụng dữ liệu để nâng cao năng lực chống rủi ro tài chính, thúc đẩy phát triển tài chính số, thúc đẩy chia sẻ và lưu thông hiệu quả dữ liệu tín dụng tài chính, dữ liệu tín dụng công và dữ liệu tín dụng thương mại trên cơ sở tuân thủ và an toàn pháp lý, hỗ trợ chia sẻ dữ liệu kiểm soát rủi ro giữa các bên tổ chức tài chính và tích hợp phân tích tài chính dữ liệu đa chiều như thị trường, tài sản tín dụng và xác minh rủi ro phát huy đầy đủ vai trò thúc đẩy của công nghệ tài chính và các yếu tố dữ liệu nhằm hỗ trợ và nâng cao khả năng chống gian lận và chống rửa tiền của các tổ chức tài chính và cải thiện mức độ cảnh báo và phòng ngừa rủi ro.

- Phát triển kinh tế số gắn liền với tài nguyên, môi trường, xanh, bền vững: Tổ chức triển khai việc số hóa, phát triển kho dữ liệu lớn và các kịch bản sử dụng dữ liệu trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, bao gồm: nền địa lý quốc gia; đất đai quốc gia; viễn thám; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; môi trường; nguồn thải; đa dạng sinh học; tài nguyên nước; địa chất, khoáng sản; tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; quan trắc tài nguyên và môi trường.

 

Nguồn: thuvienphapluat.vn