Thư viện thôn Đại Mão – Điểm sáng về phát triển văn hóa đọc

26/04/2024 11:47 View Count: 73

Nhằm phục vụ nhu cầu đọc sách, lan tỏa văn hóa đọc trong các tầng lớp nhân dân, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn ban đầu, trong 12 năm qua, bằng tấm lòng, tình cảm của các tổ chức, cá nhân, những người con quê hương, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, Thư viện thôn Đại Mão xã Hoài Thượng ngày càng thu hút đông đảo bạn đọc, cơ sở vật chất được đầu tư ngày một khang trang. Trong 12 năm qua, đã có gần 200 tổ chức, cá nhân ủng hộ cho Thư viện, với gần 8.000 đầu sách, báo, tạp chí và các phương tiện, trang thiết thị phục vụ hoạt động của Thư viện.


 

     Để xây dựng Thư viện thôn không chỉ là sách, tủ giá, phòng đọc mà còn là xây dựng cho được phong trào ham đọc và làm theo sách. May mắn là lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền, Chi bộ đảng cùng vào cuộc cho nên cái khó về cơ sở vật chất luôn được giải quyết. Điều làm nên chính là Ban chủ nhiệm Thư viện thôn Đại Mão năng động, thực hiện nhiều biện pháp tích cực huy động ủng hộ sách và trang thiết bị. Như tuyên truyền vận động ủng hộ trên hệ thống loa truyền thanh, gửi thư cho các tập thể, cá nhân, các cơ quan, đoàn thể, các dòng tộc, các doanh nghiệp, các con em của thôn đang sinh sống mọi miền đất nước… Không kể hết, nói hết về danh sách 200 đơn vị, cá nhân, nhà văn, nhà báo, các giáo sư, tiến sĩ, tướng tá ở xã, thị xã, tỉnh và Trung ương đã ủng hộ Thư viện Đại Mão suốt 12 năm qua. Nhiều nhà văn, nhà báo ủng hộ cả trăm đầu sách, hoặc nhiều lần ủng hộ… Công ty sách và thiết bị thuộc Nhà Xuất bản và Giáo dục tặng 2 tủ đựng sách, 6 bộ bàn ghế cùng nhiều sách. Thư viện tỉnh và huyện Thuận Thành tặng nhiều sách văn học, nghệ thuật và sách tham khảo. Đến nay, Thư viện thôn Đại Mão xã Hoài Thượng có tới 7.500 đầu sách các loại; 75 đầu báo và tạp chí… Ấy là chưa kể đến số sách báo, công cụ thông tin kết nối các đại biểu đem tặng vào ngày Tổng kết hôm nay…

     Thư viện rộng 50m2 ở tầng 1 của trụ sở thôn, có đủ ánh sáng, quạt mát. 7.500 cuốn sách và hàng chục đầu báo được sắp xếp ngăn nắp phục vụ độc giả, với đủ loại như: Sách văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, sách về Bác Hồ, sách về KHKT, về pháp luật, sách giáo khoa, sách tham khảo cho học sinh, sinh viên; sách cho thiếu niên, nhi đồng, sách về tôn giáo tín ngưỡng… Thư viện thôn mở cửa đều đặn vào các ngày thứ 3, 5, 7 hằng tuần. Mỗi buổi thường có 20 – 30 độc giả. Ngày hè số độc giả tăng lên gấp đôi mỗi buổi. Độc giả đa thành phần, tuổi tác. Người của thôn, xã nhà và xã thôn lân cận. Nhưng đa phần là học sinh, cao đẳng, đại học… Để việc đọc có chiều sâu, Ban chủ nhiệm đã phối hợp với Ban Giám hiệu trường TH, THCS xã luôn phiên để học sinh tới Thư viện mượn sách, luân chuyển sách về đọc. Thư viện còn tổ chức tặng hàng ngàn cuốn sách cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn… Cùng với Thư viện sách, Ban chủ nhiệm còn lập 2 trang mạng (Fanpage) mang tên “Thư viện làng Đại Mão” và “Đất và người Đại Mão – Trung thôn” viết và đưa hình ảnh về truyền thống lịch sử, văn hóa, về thuần phong mỹ tục, làng nghề của thôn, xã; sự phát triển của quê hương, cùng những tấm gương trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao của quê hương. Trang mạng đã có tới trên triệu lượt người truy cập, với nhiều người ở các nước như Mỹ, Nga, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… truy cập.

Mỗi đối tượng bạn đọc đến với thư viện Đại Mão đều có thể tìm được cho mình những quyển sách phù hợp với nhu cầu. Các độc giả nhỏ tuổi thì tìm đến truyện, sách tham khảo học tập… Người cao tuổi thì thường chọn những cuốn sách về lịch sử, văn hóa... Người dân lao động lại tìm đọc sách về phương pháp sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi… Thư viện giờ đã trở thành người bạn và là niềm tự hào chung của người dân thôn Đại Mão. Trong bối cảnh công nghệ thông tin và những phương tiện giải trí bùng nổ như hiện nay thì những thư viện làng quả là điểm sáng đáng quý. Nhằm phục vụ nhu cầu đọc sách, lan tỏa văn hóa đọc trong các tầng lớp nhân dân, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn ban đầu, trong 12 năm qua, bằng tấm lòng, tình cảm của các tổ chức, cá nhân, những người con quê hương, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, Thư viện thôn Đại Mão ngày càng thu hút đông đảo bạn đọc, cơ sở vật chất được đầu tư ngày một khang trang. Tính trong 12 năm, đã có gần 200 tổ chức, cá nhân ủng hộ cho Thư viện, với gần 8.000 đầu sách, báo, tạp chí và các phương tiện, trang thiết thị phục vụ hoạt động của Thư viện.

Để Thư viện duy trì hoạt động hiệu quả, địa phương bố trí phòng đọc, thành lập Ban Chủ nhiệm; hàng tuần thư viện mở cửa 3 buổi/tuần. Trung bình mỗi buổi có từ 20 đến 30 độc giả, cao điểm lên tới 40-50 người; bạn đọc với đủ mọi lứa tuổi, cả người trong thôn và một số địa phương lân cận. Để phát huy tác dụng, Ban Chủ nhiệm Thư viện phối hợp với các nhà trường tổ chức cho học sinh mượn sách và đã trao tặng hàng nghìn cuốn sách cho các học sinh vượt khó học giỏi; tổ chức các chương trình tọa đàm nhân Ngày Sách thế giới 24-3 và Ngày sách Việt Nam 21-4 hàng năm, nhằm lan tỏa tới các độc giả vai trò của sách, tình yêu sách, phương pháp đọc sách hiệu quả… Cùng với hoạt động phục vụ bạn đọc và cho mượn sách, Ban Chủ nhiệm Thư viện lập 2 trang fanpage “Thư viện làng Đại Mão”, “Đất và người Đại Mão-Trung thôn”, nhằm đăng tải, tuyên truyền các nội dung về vẻ đẹp lịch sử-văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục, sự đổi mới của quê hương; gương người tốt việc tốt…

Mang sách đến từng vùng quê đã khó nhưng nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về sự cần thiết của việc đọc sách và thay đổi thói quen đọc sách lại càng khó gấp bội phần. Nhưng, từ bằng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, mục tiêu phát triển văn hoá đọc, xây dựng một xã hội học tập chắc chắn sẽ sớm thành công, góp phần thay đổi đời sống cộng đồng./.

 

Hữu Ánh